Laptop phù hợp với kế toán

Đối với các bạn sinh viên nói chung và sinh viên khối ngành kinh tế nói riêng, laptop là công cụ hỗ trợ cho việc học tập hết sức cần thiết. Do đó, việc chọn mua laptop sao cho đúng với ngành nghề cũng như phù hợp với nhu cầu sử dụng là rất quan trọng. Vì vậy bạn cần biết những lưu ý cần thiết khi lựa chọn laptop phù hợp sinh với viên kinh tế, kế toán và tài chính không thể bỏ lỡ bên dưới nhé!

Nên chọn máy có cấu hình như thế nào?

Nhóm ngành kế toán (bao gồm quản trị kinh doanh, marketing…) thường không cần thiết sử dụng laptop có nhiều phần mềm đòi hỏi cấu hình cao như ngành đồ họa và kỹ thuật, do đó các bạn chỉ cần chọn cho mình một chiếc laptop có cấu hình thấp – tầm trung là đủ. Ngoài thiết kế ưng ý, khi chọn máy những thông số các bạn cần lưu ý là CPU, RAM, ổ cứng và pin.

CPU (Vi xử lý)

Laptop phù hợp với nhóm ngành kinh tế, kế toán và tài chính

CPU được xem là ưu tiên hàng đầu khi bạn lựa chọn một chiếc laptop. Đặc thù môn học là thường các bạn chỉ sử dụng laptop để tham khảo tài liệu, tìm kiếm thông tin, làm bài tập, thuyết trình,… vì vậy bạn nên chọn laptop có vi xử lý Core i3 – i5 là lý tưởng nhất, song song đó các bạn cần xem xét chip từ thế hệ thứ 7 trở lên (ví dụ: Intel Core i3-7020U, i5-8265U,…).

Nếu kinh tế khá hơn, bạn cũng có thể chọn laptop Core i7 để có tốc độ xử lý của máy nhanh hơn nhưng theo mình thấy chip này sẽ khá phí tiền và lãng phí so với ngành học của các bạn.

RAM

RAM là đơn vị lưu trữ tạm thời của máy để CPU lấy dữ liệu đó phân tích và xử lý, đơn vị đo lường của RAM là GB (gigabyte). Đây cũng là thông số mà các bạn nên chú ý vì có rất hữu ích trong việc mua máy.

Trên thị trường hiện nay vẫn có các mẫu laptop dành cho sinh viên kinh tế giá rẻ trang bị RAM 2GB nhưng theo mình nó chưa thực sự hữu ích để phục vụ tốt cho các tác vụ của bạn. Để đáp ứng nhu cầu học tập hàng ngày trên lớp cũng như giải trí nhẹ nhàng ở nhà, các bạn nên chọn máy có RAM tối thiếu 4GB.

Ổ cứng

Mọi phần mềm, ứng dụng, hình ảnh, video, tài liệu,…mà bạn tạo ra hoặc tải về sẽ được lưu trữ tại ổ cứng. Do đó nếu dung lượng ổ cứng càng lớn thì bạn sẽ lưu lại được nhiều dữ liệu hơn.

Hiện nay có 2 loại ổ cứng là HDD và SSD. Đối với HDD thì đây là ổ cứng được sử dụng phổ biến vì có giá thành rẻ và dung lượng lưu trữ nhiều, do đó khi chọn mua laptop các bạn có thể chọn tối thiểu HDD 1TB (tương đương 1000GB) là vừa đủ.

Tuy nhiên hiện nay đa số laptop ưu tiên cài đặt Win 10 cho các bạn, trong quá trình sử dụng thì Win sẽ liên tục cập nhật phiên bản và đôi khi sẽ gây ra tình trạng Full Disk. Do đó nếu có điều kiện, bạn nên trang bị thêm ổ cứng SSD để laptop chạy mượt mà hơn và mở máy cũng nhanh hơn.

Pin

Laptop phù hợp với nhóm ngành kinh tế, kế toán và tài chính

Đối với nhóm ngành năng động như kinh tế thì việc mang theo laptop khi đi học trên lớp, học nhóm, thuyết trình,… thì thời lượng pin dài là yếu tố hàng đầu. Vì vậy bạn cần chọn laptop có pin sử dụng được trong tầm 4-5 tiếng là ổn, bạn có thể nhìn vào cấu hình của máy và chọn pin từ 3 cell – 4 cell.

Một số lưu ý nhỏ khác:

  • Màn hình: có nhiều kích thước cho màn hình laptop, phổ biến là 13.3”, 14”, 15.6” và 17”. Việc tùy chọn loại nào thì tùy vào nhãn quan của bạn, thông thường nên chọn màn hình 14” và 15.6” là hợp lí. Các bạn cũng nên nhớ là kích thước màn hình tỷ lệ thuận với khối lượng của máy nhé, chọn màn hình kích thước nhỏ hơn thì máy cũng nhỏ gọn hơn, thuận tiện hơn khi các bạn di chuyển.
  • Cổng kết nối: hiện nay đa số các dòng laptop đã trang bị khá đa dạng các cổng kết nối, nhưng nếu không chú ý kĩ các bạn sẽ bỏ lỡ 1 vài cổng khá quan trọng cho việc học. Cổng kết nối của laptop sinh viên kinh tế cần có là VGA để kết nối với máy chiếu khi cần thuyết trình, cổng HDMI giúp truyền tải hình ảnh và âm thanh lên các thiết bị có màn hình lớn hơn.
  • Card đồ họa rời: card này chỉ thích hợp với các bạn ngành kiến trúc, thiết kế đồ họa nên sinh viên kinh tế không cần quá quan tâm đến nó. Nếu các bạn cũng yêu thích công việc sáng tạo hay muốn giải trí với các game nặng thì hãy cân nhắc đến việc bổ sung card này.
Chia sẻ cho bạn bè cùng đọc