Media Converter Quang hay còn gọi là bộ chuyển đổi quang điện đang trở thành một thiết bị không thể thiếu đối với hệ thống mạng cáp quang dân dụng cũng như trong công nghiệp. Thế nhưng bộ chuyển đổi quang điện được sử dụng như thế nào cho hợp lý, đạt được hiệu năng tối đa đang là vấn đề quan tâm của nhiều bạn?
Ở Việt Nam hiện nay, converter quang điện chính hãng được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Có một số loại cơ bản mà chúng ta thường gặp được sử dụng nhiều nhất là bộ chuyển đổi 1 sợi quang (1 cổng quang sử dụng 1 sợi quang) và bộ chuyển đổi 2 sợi quang (1 cổng quang sử dụng 2 sợi quang). Từ đó, chúng ta cũng có thể chia thành 2 loại về mặt tốc độ truyền dẫn tín hiệu đó là bộ chuyển đổi quang điện 10/100M và bộ chuyển đổi quang 10/100/1000M (Singlemode hoặc Multimode).
Nguyên lý hoạt động của cả hai dòng bộ chuyển đổi quang điện 1 sợi quang và 2 sợi quang khá giống nhau với 1 bên là đầu thu còn bên kia thì phát.
- Một bên là đầu phát với sợi cáp RJ45 (tín hiệu điện) được cắm vào bộ chuyển đổi quang điện. Sau đó, được converter chuyển đổi từ tín hiệu điện thành tín hiệu quang. Đưa ra và phát đi theo sợi cáp quang Singlemode tối đa được 120 km hoặc Multimode tối đa 2km.
- Bên còn lại là đầu thu có nhiệm vụ là đưa tín hiệu quang vào và converter lại chuyển đổi ngược lại từ tín hiệu quang sang tín hiệu điện. Từ đó, cho ra kết nối với Switch hay máy tính.
Hướng dẫn cách sử dụng converter quang điện
Converter quang Single mode kết hợp với cáp quang khắc phục những nhược điểm của các thiết bị cáp đồng tốc độ thấp chỉ với 100m, khoảng cách truyền ngắn, không vượt quá 100m. Điều này không thể đáp ứng được nhu cầu của con người trong khi muốn mở rộng và phát triển trong lĩnh vực truyền thông công nghệ với những ứng dụng chạy trên PC, video conference, truyền files, truyền hình ảnh, các ứng dụng chạy trên cơ sở dữ liệu thường yêu cầu băng thông lớn hàng trăm Mbps.
Vậy khi nào thì bạn nên dùng bộ chuyển đổi quang điện kết hợp với cáp quang:
- Khi khoảng cách giữa các thiết bị đầu cuối >= 100M.
- Khi thường xuyên phải truyền tín hiệu video trong diện rộng: như hệ thống camera giao thông, hội nghị truyền hình, công nghiệp truyền hình…
- Khi cần truyền đa ứng dụng: video, data, audio trên khoảng cách lớn.
- Khi muốn mở rộng mạng Lan bằng cáp quang.
Bộ chuyển đổi quang điện tốt, bền bỉ là một thiết bị nhỏ với 2 giao diện truyền dẫn: cáp đồng và cáp quang. Công dụng của converter là nó nhận tín hiệu từ môi trường truyền dẫn này (đồng/ quang), chuyển và truyền sang môi trường truyền dẫn kia (quang/ đồng).
Về mặt cấu trúc mạng, cáp quang hoạt động ở lớp vật lý (physical layer) của mô hình 7 lớp OSI, chức năng của nó chỉ đơn thuần là nhận tín hiệu, chuyển tín hiệu (từ điện sang quang và ngược lại quang sang điện) và truyền tín hiệu đi qua converter quang là “trong suốt”.
Single mode Converter có thể chuyển tín hiệu Ethernet Cat5, Cat5e, Cat6, Cat7… (tín hiệu điện ) sang dạng tín hiệu quang tương thích với cáp sợi quang. Ở đầu bên kia của cáp quang, một bộ chuyển đổi quang điện thứ hai sẽ chuyển tín hiệu trở lại định dạng ban đầu (Ethernet). Nói tóm lại, bộ chuyển đổi quang điện giá rẻ phải được sử dụng chủ yếu theo từng cặp.
Để sử dụng được bộ chuyển đổi sẽ không thể thiếu được dây nhảy quang. Dây nhảy quang loại đầu SC/UPC-SC/UPC dây đôi hoặc dây đơn là loại được sử dụng phổ biến nhất. Với một cái converter bạn chỉ cần cắm các dây đầu vào đầu ra cho hợp lý là được.
Trong một mạng bạn cần cắm vào đó là một dây mạng Ethernet cổng mạng RJ45 và dây nhảy quang vào cổng quang ở converter quang, tùy thuộc vào số lượng cổng ở media converter mà chúng ta cắm đầu nhảy cho hợp lý (có thể là converter 1 cổng hoặc 2 cổng quang).
Đầu còn lại của dây nhảy bạn cắm vào hộp phối quang ODF. ODF đã được lắp đặt sẵn các adapter SC/LC/ST và đã hàn vào cáp quang. Bộ chuyển đổi quang điện có 6 cái đèn Les (Có loại 4 đèn nhung phổ biến nhất vẫn là loại 6 đèn les) và nó là thứ để chúng ta kiểm tra cách cắm của mình đã đúng chưa? Nếu bạn sử dụng bộ chuyển đổi tốc độ 10/100M thì 6 đèn này sẽ sáng hết và nếu bộ chuyển đổi quang điện của bạn là 10/100/1000M thì nó sẽ chỉ sáng có 5 đèn thôi. Đèn trên cùng bên dưới chỉ số 1000 của converter sẽ không sáng.Thế là bạn đã hoàn thành việc triển khai thiết bị media converter rồi.
Nên chọn converter quang điện nào?
Có rất nhiều loại bộ chuyển đổi quang điện ( Fiber Optic Media Converter) như: Ethernet, Composite Video, E1, chuẩn nối tiếp ( RS232, RS485, IEA 422), SDI video, SD video, V11, mono Audio, Audio,…
Converter quang là một thiết bị thông dụng như Switch/Hub trong mạng LAN nội bộ. Thiết bị này được sản xuất hàng loạt nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quý khách hàng trong những năm gần đây.
Có nhiều hãng cung cấp Converter quang như: Zincom, WINTOP, BTON, GNET và 3Onedata ,…
Cách tính suy hao cáp quang
Công thức tính khoảng cách khi dùng thiết bị quang
[(Công suất phát- độ nhạy thu) - 5(Safety Buffer) dBm] ÷ suy hao dB/km = ____km[(Công suất phát- độ nhạy thu) - 9(Safety Buffer) dBm] ÷ suy hao dB/km = ____ km
Suy hao trên cáp:
0.4 dB/km ở bước sóng 1310nm
0.25 dB/km ở bước sóng 1550nm
Ví dụ: Cáp quang Single-mode
– Công suất phát tối thiểu: -10 dBm
– Độ nhạy thu tối thiểu: -33 dBm
– Bước sóng λ=1310nm:
=> Suy hao tối đa = 0.4 dB/km
– Safety Buffer= 9
Theo công thức: [-10 dBm (công suất phát tối thiểu)- -33 dBm (đô nhạy thu tối thiểu)
– 9(Safety Buffer) dBm] ÷ 0.4 dB/km(suy hao/km) = -10dBm – (-33dBm) – 9dBm ÷ 0.4dB/km = 35 (km)
Vậy thiết bị quang này chạy được khoảng cách tối đa là 35km.
Nhận biết các kí hiệu, đèn LED báo nhận biết trên bộ chuyển đổi quang điện
Đèn thông báo tín hiệu trên bộ chuyển đổi quang điện được chia thành hai hàng dọc FX và TX, Ba hàng ngang (Ngõ vào, tín hiệu truyền nhận, ngõ ra). Khi hoạt động cả 6 đèn sẽ sáng (đối với Converter quang điện 10/100), 2 đèn giữa (Link/Act) sáng nhấp nháy liên tục.
Các kí hiệu viết tắt được in trên các đèn báo:
– PWR: đèn nguồn
– FX: Là tiêu chuẩn cho công nghệ truyền sử dụng cáp quang (Đèn báo tín hiệu quang)
– TX: Là công nghệ trong mạng Fast Ethernet, cho phép truyền tín hiệu bằng sợi cáp đồng xoắn đôi (Đèn tín hiệu mạng LAN)
– FDX: Là đèn báo chế độ Full Duplex. Khi đèn báo không sáng thì cổng Fast Ethernet đang ở chế độ Half Duplex. Hiện tại thì hầu hết các Converter quang điện đều có thể tự động điều chỉnh chế độ Duplex trên cổng TX và thể hiện trạng thái trên đèn LED ở phía trước.
– Link/Activity: đèn dữ liệu truyền nhận
Hướng dẫn cách xem đèn trên converter quang để chuẩn đoán khi có sự cố xảy ra và đưa ra phương án khắc phục
Trạng thái trên converter quang điện tốc độ 10/100M:
- Trường hợp mất tín hiệu quang, 2 đèn Link/Act của hàng FX bị tắt: Quý vị cần kiểm tra Dây nhảy quang nối từ Converter vào hộp phối quang (ODF quang) xem có bị đứt, gãy hay không. Tiếp đến ta cần phải kiểm tra đường truyền cáp quang nối từ ODF quang đầu bên này sang ODF đầu bên kia. Quý vị hoàn toàn có thể kiểm tra bằng cách sử dùng đèn Laser hay nguồn sáng mạnh soi ở một đầu để kiểm tra về độ thông quang (Với hệ thống mạng Internet sử dụng bộ Converter quang điện đoạn cáp quang này là do nhà cung cấp dịch vụ quản lý, trong trường hợp này, tốt hơn hết ta nên gọi cho nhà mạng hoặc nhân viên kỹ thuật chuyên ngành để có thể xử lý một cách nhanh chóng và chính xác nhất)
- Trường hợp bị mất kết nối LAN từ Switch tới Converter quang, đèn hàng TX và đèn FDX sẽ mất, ta sẽ xử lý theo phương án: Thử sử dụng cổng khác trên Switch mạng. Kiểm tra kỹ lưỡng dây cáp mạng nối từ Bộ chuyển đổi quang điện vào Switch (với hệ thống mạng Internet được sử dụng Converter ta kiểm tra dây cáp từ phía Media converter vào Modem cũng như từ Modem đến Switch) được kết nối đúng chưa, Cáp mạng phải được cắm chắc chắn tại các điểm kết nối. Nếu cáp được cắm tốt mà vẫn chưa có mạng ta dùng cáp mạng khác thay thế.
- Trong trường hợp sáng đủ 6 đèn mà vẫn không có mạng: trong nhiều trường hợp Converter quang, Modem và Switch của Quý vị có thể đã bị treo, đơ và cần phải khởi động lại. Nếu không tìm ra được điểm xảy ra sự cố Quý vị nên chia mạng thành các đoạn nhỏ để dễ dàng xử lý.
Đối với các sản phẩm Converter quang 10/100/1000 Mbps:
Trạng thái trên Bộ chuyển đổi quang điện 1GB. Khi bị mất tín hiệu quang, đèn FX sẽ tắt, Converter quang điện sẽ còn 4 đèn sáng. Còn trong trường hợp mất kết nối LAN từ Switch tới Converter quang điện 2 đèn ở hàng TX sẽ bị mất, lúc này chỉ còn FX và đèn nguồn trên Converter quang sáng.
Khi Converter quang điện sáng đã đủ 5 đèn mà kết nối vẫn bị mất: Quý vị cần phải kiểm tra xem các thiết bị như Switch hay Bộ chuyển đổi quang điện có gặp phải vấn đề gì không và khởi động lại thiết bị. Kết hợp với đó là việc phân đoạn mạng thành nhiều đoạn nhỏ tuy hơi mất thời gian nhưng việc tìm điểm xảy ra sự cố giúp ta khắc phục dễ dàng hơn.
Tuy nhiên chúng tôi khuyên: nên tìm đến những nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệp để trợ giúp và giải quyết các vấn dề một cách chính xác nhất.