WiFi Mesh có lẽ là công nghệ kết mạng được chú ý nhất trong thị trường tiêu dùng thời gian gần đây. Nhiều lời hứa hẹn được đưa ra với những bộ thiết bị Mesh: phạm vi phủ sóng rộng hơn, không còn điểm chết, kết nối dễ dàng…
Vậy WiFi Mesh là gì, và công nghệ này có ưu, nhược điểm như thế nào? Bạn có nên nâng cấp lên mạng Mesh hay không, và lựa chọn sản phẩm nào?
Để giải đáp những thắc mắc này, các bạn xem thông tin bên dưới nhé.
1. Mạng mesh là gì?
Công nghệ mạng mesh đang là công nghệ được quan tâm nhất hiện nay, khi các nhà sản xuất thay nhau ra mắt các hệ thống dùng công nghệ mesh. Ảnh: Lifehacker.
– Mạng mesh về cơ bản là một hệ thống mạng WiFi, nên người ta còn gọi nó là hệ thống WiFi mesh. Khi bạn sở hữu một hệ thống wireless mesh network (WMN), hoặc một mesh, thì bạn đang có một loạt các thiết bị phát sóng WiFi (có thể là bộ định tuyến router hoặc bộ phát sóng access point) hoạt động chung với nhau để tạo thành một mạng WiFi.
– Tóm lại, WiFi mesh là một hệ thống mạng lưới các điểm phát WiFi, được kết nối với nhau một cách thống nhất và có khả năng phát WiFi trong phạm vi rất rộng. Ví dụ, bạn đang ở trong nhà, sau đó đi chợ cách nhà khoảng 500m cũng vẫn có WiFi và đi ăn, cách chợ 500m vẫn sử dụng được WiFi như bình thường.
Vì vậy, mạng mesh thường được lắp đặt ở những nơi mà thiết bị phát sóng WiFi (Acess Point được viết tắt là AP) gặp khó khăn về vấn đề đi dây cáp mạng, hoặc tín hiệu mạng chập chờn như:
- Kho bãi
- Nghỉ dưỡng resort và các tòa nhà di tích, di sản văn hóa
- Các địa điểm sự kiện tạm thời (hội chợ, hòa nhạc ngoài trời…)
- Các nơi có vị trí địa lý biệt lập, địa hình gồ ghề (công viên quốc gia, làng mạc…)
Mạng mesh thường được sử dụng để mở rộng vùng phủ sóng cho các tòa nhà có diện tích rộng. Ảnh: Eero.
Mỗi nhà sản xuất sẽ gọi thiết bị phát sóng của họ với tên khác nhau, như base station, access point (AP), hub, node, router chính và vệ tinh…. Để đơn giản, tôi sẽ gọi mỗi thiết bị trong bài là AP, còn về cơ bản chúng đều có chức năng như nhau.
Mạng mesh đã có từ rất lâu, nhưng tới năm 2016 những hệ thống hướng tới người dùng phổ thông mới nở rộ. Hiện tại hầu như các hãng thiết bị mạng đều đã giới thiệu hệ thống WiFi mesh của mình.
2. Sử dụng hệ thống Wifi Mesh có khác gì dùng thiết bị mở rộng (extender)?
Xét về phần cứng thì việc sử dụng một thiết bị mở rộng (extender hoặc repeater) cũng giống với một hệ thống mesh: chúng ta đều cần nhiều thiết bị kết nối với nhau.
Tuy nhiên trong thực tế thì cách hoạt động của chúng lại rất khác biệt.
Một mạng mesh phổ biến thường có từ 2 – 3 thiết bị
- Nếu dùng thiết bị mở rộng, thiết bị đó sẽ hoạt động như một thiết bị độc lập chứ không phải một phần của hệ thống. Cụ thể, bạn cần thiết lập cho thiết bị đó kết nối với router đã có sẵn, sau đó tạo một tên mạng riêng (SSID) cho thiết bị.
- Kể cả khi bạn đặt SSID và mật khẩu của thiết bị mới trùng với mạng từ router, thì bạn vẫn đang có hai mạng WiFi phát độc lập ở cùng một địa điểm. Điều đó có thể gây ra can nhiễu, khiến cho cường độ sóng giảm đi. Bên cạnh đó, nếu bạn có thay đổi thiết lập gì trên router, thì bạn cũng sẽ phải chỉnh sửa trên thiết bị mở rộng.
- Nếu sử dụng repeater thì các thiết bị của người dùng kết nối vào hệ thống wifi sẽ bị giới hạn tốc độ vì repeater chỉ đơn giản là mở rộng sóng wifi, không làm tăng tốc độ truy cập wifi. Một khía cạnh mà nhiều người dùng không nhận ra về hệ thống WiFi mesh đó là chúng có thể thay thế hoàn router hiện tại của bạn. Vì vậy, trong khi các thiết bị kích sóng WiFi chỉ đơn giản là giúp làm tăng cường độ tín hiệu WiFi của router chính, thì các hệ thống WiFi mesh thực sự tạo ra một mạng WiFi hoàn toàn mới, tách biệt rõ ràng với mạng WiFi từ router hiện tại của bạn.
3. Những ưu điểm của hệ thống mesh so với sử dụng thiết bị mở rộng
- Tính linh hoạt và mở rộng: Triển khai các thiết bị Mesh node rất đơn giản và linh hoạt. Đối với thiết bị EnGenius và một số hãng khác, người dùng chỉ cần cắm điện thiết bị và truy cập vào để cấu hình sử dụng ứng dụng trên điện thoại để cấu hình đơn giản (mà không cần phải chạy dây mạng), chính vì thế chúng hoàn toàn có thể được bổ sung hoặc di dời dựa trên mức độ phù hợp và yêu cầu về băng thông. Các thiết bị Mesh node có thể gắn trần, gắn tường hoặc thậm trí chỉ cần cắm vào ổ điện.
- Dễ dàng cấu hình từ xa: chỉ với một số thiết lập cơ bản, chúng ta đã có thể dễ dàng cấu hình thiết bị từ xa qua điện thoại. Người sử dụng không cần thiết phải là “dân IT” vẫn có thể cấu hình, sử dụng và quản lý từ xa, miễn là điện thoại của chúng ta có kết nối internet.
- Thiết kế đẹp, thời trang: Các thiết bị Wifi Mesh thường sẽ không có Antenna rời mà được tích hợp bên trong thiết bị, nên thiết bị rất gọn gàng, hài hòa, thích hợp để đặt trên bàn làm việc mà các thiết bị phát sóng wifi thông thường không có được, nó sẽ pha trộn độc đáo vào môi trường xung quanh.
Nhiều nhà sản xuất bán các gói rất linh hoạt, bạn có thể thêm hoặc bớt AP tùy theo nhu cầu thực tế.
Ưu điểm kết nối, thiết lập đơn giản cũng giúp cho người dùng mở rộng mạng của mình đơn giản bằng cách thêm một node khi cần, trong khi nếu sử dụng bộ mở rộng thì sẽ phải thiết lập lại từ đầu.
- Chuyển tiếp dễ dàng giữa các thiết bị: trong một mạng mesh, các node được thiết kế để hoạt động như một mạng WiFi thống nhất, và việc chuyển tiếp khi di chuyển từ vùng phủ sóng của thiết bị này sang thiết bị khác (hand-off) rất nhanh. Như vậy nếu bạn có di chuyển trong khắp vùng phủ sóng thì kết nối cũng gần như không bị mất, giống như thể bạn chỉ kết nối vào đúng một thiết bị vậy.
Một lưu ý khác là tính năng chuyển tiếp không gián đoạn không phải chỉ xuất hiện trên mạng mesh. Một số bộ mở rộng hiện nay cũng đã trợ tính năng này, nên gần như nó biến một mạng WiFi thông thường thành mạng mesh.
Tuy nhiên với các thiết bị như trên, bạn vẫn sẽ phải cài đặt lại tên và mật khẩu WiFi trên thiết bị mở rộng mỗi khi bạn thay đổi trên router chính. Với mạng mesh chuẩn thì bước này không cần thiết.
Hình ảnh so sáng hệ thống wifi EnMesh EnGenius và repeater/extender
4. Nhược điểm của hệ thống WiFi mesh
- Rõ ràng, các hệ thống WiFi mesh có giá thành đắt đỏ hơn rất nhiều so với các thiết bị kích sóng WiFi truyền thống.
- Câu hỏi đặt ra trong trường hợp này là bạn có thực sự cần một thiết bị WiFi mesh trong nhà hoặc trong văn phòng hay không? Nếu như bạn đang ở trong những căn nhà nhiều tầng, hoặc biệt thự rộng lớn, và hệ thống WiFi của bạn đang gặp khá nhiều vấn đề thì WiFi mesh là một sự thay đổi đáng đồng tiền bát gạo. Hoặc nếu như bạn sử dụng nhiều thiết bị smarthome và muốn cấu hình chúng dễ dàng hơn thì WiFi mesh cũng là một sự lựa chọn không tồi.
- Nhưng ngược lại, đôi khi những căn nhà thông thường ở Việt Nam hiện nay chỉ cần một con router WiFi vài trăm ngàn là đủ xài.
- Mạng mesh có đảm bảo cường độ sóng và tốc độ mạng luôn như nhau ở mọi điểm? Một trong những lầm tưởng của người dùng là mạng mesh có thể mở rộng vùng phủ sóng và do vậy tốc độ kết nối Internet cũng sẽ như nhau ở mọi điểm. Khi bạn kết nối các thiết bị WiFi với nhau, dù là mạng mesh hay thiết bị mở rộng, thì bạn vẫn sẽ gặp trường hợp tín hiệu bị suy giảm.
Tóm lại, WiFi Mesh tại thời điểm hiện nay tuy mang nhiều ưu điểm rất rõ ràng nhưng vẫn chưa phải là công nghệ dành cho mọi người, mọi nhà vì chi phí cao thường được sử dụng trong những nhà hàng, trung tâm hội nghị, nhà nghỉ, khách sạn