HDMI 2.1
Hiện tại, không có nhiều game phổ thông hỗ trợ đầu ra 4K 120Hz, nhưng trong tương lai gần, các máy chơi game sắp ra mắt không chỉ hỗ trợ chuẩn này mà còn là 8K 60Hz. Vì lý do này, các TV chơi game nên đi kèm với giao thức HDMI 2.1. Phiên bản hoàn chỉnh của giao diện HDMI 2.1 có thể cung cấp băng thông tối đa 48 Gbps, do đó nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho 4K 120Hz, 8K 60Hz và truyền video có độ phân giải và tốc độ làm mới cao.
Đối với vấn đề này, một công nghệ cần quan tâm là tốc độ làm mới thay đổi (Variable Refresh Rate, hay VRR), được sử dụng để mô tả tình huống khi đầu ra của màn hình trò chơi thay đổi theo nội dung thời gian thực. Nó đảm bảo rằng tốc độ khung hình của màn hình được làm mới nhất quán với tốc độ khung hình đầu vào.
Hiện tại, Xbox Series X đã hỗ trợ VRR. Gần đây, PlayStation cũng xuất bản một bài đăng trên blog thông báo rằng PS5 sẽ được hỗ trợ VRR trong vài tháng tới. Ngay cả bản thân trò chơi không hỗ trợ VRR, máy chơi game cũng có thể giảm bớt sự khó chịu khi hiển thị nội dung. Về phần mình, điều này làm cho Smart TV hỗ trợ các giao thức VRR và HDMI 2.1 có thể hiển thị hiệu ứng hình ảnh tốt hơn.
Người dùng cần lưu ý rằng HDMI 2.1 không phải là yêu cầu chứng nhận bắt buộc, có nghĩa không phải các thiết bị hỗ trợ HDMI 2.1 đều chấp nhận tất cả các thông số kỹ thuật trong danh sách thông số HDMI 2.1 chính thức. Ví dụ: băng thông đầu ra của giao diện HDMI 2.1 của PS5 là 32 Gbps và của Xbox Series X là 40 Gbps. Vì vậy, mặc dù chúng có hỗ trợ HDMI 2.1 nhưng không cái nào trong số chúng đều đạt được tiêu chuẩn băng thông 48 Gbps trong quảng cáo về HDMI 2.1. Do đó, khi tìm mua TV chơi game, hãy tập trung vào các mẫu có giao diện HDMI 2.1 “đầy đủ”.
Chip giải mã
Đôi khi người dùng đánh giá quá cao các tiêu chuẩn phần mềm, trong khi thực tế thì các thông số kỹ thuật vẫn là yếu tố quan trọng của chiếc TV. Nếu muốn có đầu ra hình ảnh 4K 120Hz, TV chơi game phải hỗ trợ nó ở cấp độ phân cứng.
Ví dụ, Xiaomi đã ra mắt Mi TV Q1 vào đầu năm 2021. Danh sách các thông số của TV đề cập rằng nó hỗ trợ đầu ra chất lượng hình ảnh 4K 120Hz nhưng thực tế việc xuất hình ảnh 120Hz yêu cầu bù trừ chuyển động. Lý do vì TV hỗ trợ giao diện HDMI 2.1 và tấm nền QLED 4K, nhưng lại sử dụng chip MediaTek MT9611 với GPU Mali-G52 MP2 tích hợp không hỗ trợ giải mã hình ảnh 120Hz. Nói cách khác, Xiaomi đã đưa hỗ trợ 4K 120Hz vào danh sách vì cổng HDMI 2.1, nhưng GPU lại không thể cung cấp hoạt động như vậy.
Tính năng màn hình
Ngoài độ phân giải và tốc độ làm mới, có nhiều thông số khác vẫn rất quan trọng đối với bất kỳ TV nào, trong đó có thể kể đến độ sáng đỉnh, độ chính xác của màu sắc và gam màu.
Một số mẫu TV hiện nay cũng đi kèm một số công nghệ như tăng gấp đôi tần số làm mới (HSR) và chức năng DLG. Trong khi HSR giúp giảm điều chỉnh thời gian và tự động bù điểm ảnh trong tấm nền để tăng gấp đôi tốc độ làm mới thì chức năng DLG giúp đạt được tốc độ làm mới 120Hz một cách trực quan bằng cách quét hai hàng pixel cùng một lúc.
Chính vì cách hoạt động này mà những màn hình đó mang lại rất nhiều hạn chế, không thể so sánh được với các TV chơi game vốn hỗ trợ màn hình 120Hz.
Đánh giá chung
Game thủ đang trở thành nhóm người dùng chính để mua TV 4K 120Hz. Đó là lý do tại sao ngày càng nhiều thương hiệu cố gắng khoe một số thông số kỹ thuật để lôi kéo người dùng. Hy vọng rằng các thông tin như trên sẽ giúp người dùng đưa ra quyết định mua sắm đúng đắn hơn