Mặc dù đã dùng máy tính từ lâu nhưng mỗi khi nghe nói đến các thành phần phần cứng bên trong thì không phải ai cũng hiểu rõ. Sau đây là một số khái niệm cơ bản.
Nếu mà nói chi tiết về từng linh kiện thì có khi lên đến hàng trăm, tuy nhiên chúng ta không quan tâm quá sâu mà chỉ cần biết đến các bộ phận quan trọng có trong máy tính như: CPU (chíp) , RAM, ổ cứng, Mainboard, Nguồn, Màn hình và bàn phím, chuột máy tính.
1. CPU (Central Processing Unit)
CPU hay còn gọi là Chíp, là bộ xử lý trung tâm và nó được ví như bộ não của máy tính. Đây là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong máy tính, máy tính của bạn mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nó, chính vì thế mà nó cũng là linh kiện đắt đỏ nhất trong máy tính.
Sở dĩ CPU được ví như bộ não là vì nó sẽ giúp máy tính xử lý tất cả các thông tin từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, nói chung là mọi hành động đều phải thông qua CPU rồi mới hiển thị ra màn hình.
2. RAM (Random Access Memory)
RAM hay còn gọi là bộ nhớ tạm thời, tức là mọi dữ liệu trên đây sẽ biến mất sau khi bạn Restart lại máy. RAM cũng là một trong những bộ phận rất quan trọng trong máy tính và nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ và hiệu suất làm việc của máy tính.
Nguyên lý hoạt động của Ram thì cũng rất đơn giản, RAM lưu tất cả các lệnh, giá trị khi bạn khởi động chương trình, dữ liệu này sẽ được CPU yêu cầu khi nó cần. Và đương nhiên nó sẽ mất khi máy tính mất điện, Một số chương trình bị lỗi khi đang làm việc, cách nhanh nhất là khởi động lại máy tính để chương trình khởi động lại bộ nhớ như ban đầu.
3. Ổ cứng (HDD hoặc SSD)
Ổ cứng là bộ nhớ của máy tính chứa toàn bộ dữ liệu của bạn, từ ổ hệ điều hành cho đến các chương trình, phần mềm, file văn bản… nói chung là nó sẽ lưu lại tất cả dữ liệu của bạn cho đến lúc ổ cứng đó bị hỏng và không sử dụng được nữa. Tốc độ của ổ cứng sẽ chậm hơn nhiều so với RAM
Có 2 loại ổ cứng thông dụng mà chúng ta thường sử dụng cho các máy tính Laptop và máy tính PC hiện nay đó là ổ HDD và ổ cứng SSD. Ổ HDD thì được sử dụng rộng rãi hơn bởi vì giá thành rẻ hơn rất nhiều so với ổ SSD nhưng nhược điểm của nó là tốc độ đọc, ghi và xử lý thông tin chậm hơn nhiều so với ổ SSD, tất nhiên rồi, đồng tiền thường đi liền với chất lượng mà lại. Và quan trọng là dữ liệu sẽ còn nguyên cho dù máy mất điện.
4. Bộ nguồn (Power Supply hay PSU)
Bộ nguồn là một phần cực kỳ quan trọng trong máy tính bạn, nó cung cấp điện cho các bộ phận của máy tính hoạt động. Một bộ nguồn tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của máy tính và tuổi thọ của máy.
Không giống với các thiết bị khác, máy tính của chúng ta sử dụng dòng điện 1 chiều (DC) để cung cấp điện năng cho các linh kiện, chính vì vậy bộ nguồn sẽ có nhiệm vụ chuyển hóa dòng điện xoay chiều (AC) thành dòng điện 1 chiều để sử dụng, một khi dòng điện quá mạnh thì sẽ gây hư hại cho máy tính hoặc nếu như dòng điện quá thấp thì cũng dẫn đến hiện tượng thiếu hụt điện năng cho các linh kiện bên trong.
6. Mainboard (Bo mạch chủ)
Bo mạch chủ hay còn gọi là mainboard là một bản mạch đóng vai trò là trung gian giao tiếp giữa các thiết bị với nhau. Một cách tổng quát, nó là mạch điện chính của một hệ thống hay thiết bị điện tử.
Có rất nhiều các thiết bị gắn trên bo mạch chủ theo cách trực tiếp có mặt trên nó, thông qua các kết nối cắm vào hoặc dây dẫn liên kết. Bo mạch chủ truyền tải dữ liệu đến các thiết bị để xử lý hoặc xuất ra ngoài máy tính. Các kết nối bao gồm
- CPU có thể được hàn chết trên bo mạch chủ hoặc là một bộ phận rời được gắn vào thông qua socket
- Bộ nhớ hay là RAM:
- Chipset: Các vi mạch phụ có chức năng liên kết CPU với bộ nhớ và các bộ phận ngoại vi khác.
- ROM chứa phần khởi động đầu tiên của hệ thống, còn thường gọi là BIOS
- Khe cắm mở rộng cho phép kết nối các thiết bị ngoại vi như ổ đĩa, card màn hình, card mạng v.v thông qua bus mở rộng
- Các đầu nối vào/ra như VGA/HDMI, USB, PS/2, cổng nối tiếp/song song v.v
- Đầu nối nguồn máy tính
Một số bộ phận ngoại vi thường được tích hợp trên bo mạch chủ:
- GPU hay trình điều khiển đồ họa: thường được tích hợp vào chipset hay CPU
- Trình điều khiển ổ đĩa như PATA/IDE (cũ) hay SATA (mới hơn)
- Trình điều khiển mạng
- …
7. Màn hình
Màn hình máy tính là một phần rất quan trọng trong một bộ máy tính. Đây là thiết bị giúp hiển thị hình ảnh, video, dữ liệu giúp chúng ta có thể thao tác dễ dàng hơn. Chất lượng của màn hình máy tính ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm của người sử dụng. Vì vậy tùy đối tượng, nhu cầu sử dụng mà chúng ta có thể lựa chọn các mẫu màn hình máy tính khác nhau.
8. Bàn phím (Keyboard), Chuột (Mouse)
Bàn phím, Chuột máy tính là thiết bị ngoại vi dùng để điều khiển và làm việc với máy tính. Để sử dụng chuột, bạn phải thông qua màn hình máy tính để quan sát tọa độ và thao tác di chuyển của chuột trên màn hình cũng như thực hiện những lệnh trên máy. Bàn phím và chuột được kết nối với bo mạch chủ COM, PS/2, USB hoặc kết nối không dây.
Trên là thành phần cơ bản để cấu thành bọ máy tính. Tùy vào chức năng, nhiệm vụ mà có nhiều hơn nhưng về cơ bản những bộ phận trên là bắt buộc cần để máy tính hoạt động.
Ngoài ra còn có Card màn hình, Card âm thanh, Loa,…
Chức năng cụ thể từng bộ phận cunghoctin.com sẻ gửi tới các bạn trong bài viết sau.