Sự kiện quan trọng bậc nhất trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam
Ngày 28 tháng 10 tới đây đánh dấu bước ngoặt cho ngành công nghệ Việt Nam khi Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia cơ sở Hòa Lạc (NIC Hòa Lạc) chính thức được khánh thành sau 3 năm thi công. Buổi lễ sẽ có sự tham gia của Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính, 500 Đại biểu Quốc hội cùng các lãnh đạo Bộ, Ban ngành khác.
Bên cạnh đó không thể không kể đến sự góp mặt của các tổ chức quốc tế, các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ hàng đầu trong và ngoài nước. Những người khổng lồ công nghệ trên thế giới bao gồm: Google, Meta, Intel, Samsung, SpaceX SK, … đều đã xác nhận sẽ góp mặt trong sự kiện cùng với những ông lớn trong nước như Viettel, FPT, THACO, VNPT, Sovico, MoMo … Sự kiện cũng chứng kiến sự đồng hành của các doanh nghiệp đến từ nhiều lĩnh vực khác như Goldsun Media Group, OMverse Group, Navigos Search, Vietnamworks, MISA …
Phối cảnh hoàn thiện của NIC Hòa Lạc
Một trong các yếu tố khiến sự kiện khánh thành NIC Hòa Lạc nhận được nhiều sự chú ý đến vậy là vì nơi đây hứa hẹn sẽ trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo lớn nhất Việt Nam. Không chỉ được hưởng hàng loạt cơ chế ưu đãi đặc thù về tín dụng, thuế xuất, phí thuê mặt bằng, NIC Hòa Lạc còn hỗ trợ cung cấp kết nối các nguồn lực với nhiều hình thức cho những doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.
Các phòng lab, trung tâm R&D tại NIC Hòa Lạc sẽ cung cấp các công cụ hiện đại, chia sẻ khả năng tiếp cận giúp doanh nghiệp tối ưu đầu tư nhưng vẫn được khai thác và sử dụng các thiết bị hiện đại. Vì vậy, NIC Hòa Lạc không chỉ hứa hẹn là “thỏi nam châm” thu hút các doanh nghiệp công nghệ lớn, mà còn có thể là nơi ươm mầm nên những dự án khởi nghiệp thành công trong tương lai.
Đồng thời NIC Hòa Lạc cũng là nơi tổ chức Triển lãm quốc tế Đổi mới Sáng tạo Việt Nam năm 2023 (VIIE 2023) kéo dài từ ngày 28 tháng 10 đến ngày 01 tháng 11 năm 2023. Sự kiện này là nơi diễn ra các hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm công nghệ trong 8 lĩnh vực trọng tâm của NIC, bao gồm: Nhà máy thông minh, Đô thị thông minh, nội dung số, an ninh mạng, công nghiệp bán dẫn, công nghệ môi trường, công nghệ hydrogen và công nghệ y tế.
Bên cạnh đó còn có nhiều hoạt động khác như: Các hội thảo quốc tế chuyên ngành; Diễn đàn Quỹ Đầu tư Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (VVS); Ngày hội STEAM & Robotics; Gala trao giải Better Choice Awards…
Không giống với các triển lãm công nghệ thông thường, khách tham quan VIIE 2023 sẽ thực sự được chiêm ngưỡng bức tranh công nghệ tương lai với nhiều sắc màu khác nhau từ các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các điểm nhấn công nghệ, ánh sáng và sắc màu cùng các biểu tượng người ảo sẽ mang lại các trải nghiệm tương tác khó quên đối với mỗi khách tham quan Triển lãm.
Trong số các công nghệ góp mặt tại Triển lãm VIIE 2023, blockchain được đánh giá như một trong các công nghệ đi đầu về Đổi mới sáng tạo, nhờ những ứng dụng to lớn của nó đối với hoạt động chuyển đổi số. Được tích hợp các công nghệ phù hợp, blockchain có thể tạo đà cho việc xây dựng Nhà máy thông minh, Thành phố thông minh, nội dung số cũng như có vai trò quan trọng trong đảm bảo hoạt động an ninh mạng.
Trải nghiệm ứng dụng thực tế của công nghệ blockchain tại VIIE 2023
Tại Triển lãm VIIE 2023, Kardia Labs là đại diện duy nhất của công nghệ blockchain với một khu trưng bày đặc biệt rộng tới 18m2 tại khu vực “nóng” nhất của triển lãm. Tại đây người dùng có thể chứng kiến một trong các ứng dụng hấp dẫn nhất của blockchain do Kardia Labs phát triển được gọi là giải pháp Kyokai – một cầu nối nhằm liên kết sản phẩm vật lý vào vũ trụ kỹ thuật số của blockchain.
Ván trượt bằng vàng: Chỉ có 8 chiếc trên toàn thế giới và 1 trong số đó sẽ xuất hiện tại gian hàng của Kardia Labs.
Cụ thể, khi một chip NFC+ (là chip NFC thế hệ mới nhất có hỗ trợ mã hóa thông tin) được gắn vào sản phẩm vật lý, chip này sẽ kết nối với một ứng dụng riêng giúp sản phẩm có thể tự định danh được nó, tạo ra phiên bản số hóa duy nhất. Dữ liệu này được lưu trữ trên blockchain để đảm bảo tính minh bạch và độc bản của sản phẩm vật lý.
Gian hàng ứng dụng và trải nghiệm công nghệ blockchain của Kardia Labs tại sự kiện.
Một ví dụ về ứng dụng của chip này là Ván trượt Vàng do Chiru Labs phát hành: Chỉ có 8 chiếc Ván trượt Vàng trên toàn thế giới và 1 chiếc trong số đó sẽ xuất hiện tại gian hàng của Kardia Labs. Mỗi chiếc từng có giá tới hơn 400.000 USD khi đấu giá phiên bản kỹ thuật số. Mỗi tấm ván trượt tặng tới 45kg, dát vàng 24K và được gắn chip mã hóa BEAN. Chủ sở hữu của tấm ván này có thể dùng smartphone quét con chip để khẳng định quyền sở hữu. Khi muốn bán tấm ván này, chủ của Ván trượt Vàng có thể quét con chip để chuyển quyền sở hữu sang người khác.
Ngoài ra gian hàng còn trình chiếu các clip về những sản phẩm khác của Kardia Labs bao gồm Raramuri, Iron Sail và Weepaz, cũng như trải nghiệm công nghệ blockchain của startup này khi sử dụng ứng dụng webapp để quay số đổi quà tặng miễn phí.
*Về Kardia Labs: Kardia Labs được thành lập vào năm 2020 với 100% đội ngũ là người Việt, bao gồm những kỹ sư và chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau trên khắp thế giới, từ London đến Silicon Valley, cung cấp các giải pháp công nghệ blockchain.