Thẻ nhớ microSD hiện là phụ kiện được sử dụng cho nhiều thiết bị điện tử như điện thoại, máy ảnh và một số thiết bị khác. Nhưng người dùng khi mua thẻ nhớ microSD lại rất dễ rơi vào một số sai lầm và cần nắm bắt để phòng tránh.
Khả năng tương thích
Có các định dạng chính microSD, microSDHC, microSDXC và SDUC (ít phổ biến). Mỗi định dạng được xác định trong thông số kỹ thuật SD, nhưng chúng không hoạt động theo cùng một cách nên không thể tương thích ngược. Sự khác biệt giữa các định dạng thẻ microSD là đáng kể:
- microSD: tối đa 2 GB, hoạt động với mọi khe cắm microSD.
- microSDHC: từ 2 GB đến 32 GB, hoạt động với phần cứng hỗ trợ SDHC và SDXC.
- microSDXC: từ 32 GB đến 2 TB, và chỉ hỗ trợ trên các thiết bị tương thích SDXC.
- microSDUC: tối đa 128 TB và chỉ hỗ trợ thiết bị tương thích định dạng này.
Ngoài việc kiểm tra xem định dạng thẻ có tương thích với phần cứng hay không, người dùng cũng cần kiểm tra một số chi tiết khác như dung lượng tối đa thiết bị hỗ trợ và chỉ số UHS (càng cao sẽ có tốc độ nhanh hơn).
Tốc độ sai
Việc xác định sự khác biệt giữa tốc độ các thẻ microSD thậm chí còn phức tạp hơn. Các nhà sản xuất có nhiều cách khác nhau để hiển thị tốc độ của thẻ và không phải ai cũng giống ai.
- Class: hiển thị tốc độ ghi tối thiểu theo megabyte mỗi giây, với 4 cấp tốc độ Class 2 (2 MBps), Class 4 (4 MBps), Class 6 (6 MBps) và Class 10 (10 MBps).
- UHS: bao gồm UHS-I, UHS-II và UHS-III, nhưng chỉ có hai loại UHS được sử dụng là U1 và U3 tương ứng tốc độ tối thiểu 10 MBps và 30 MBps.
- Hiệu suất ứng dụng: dùng khi định cài đặt các ứng dụng Android, nhưng nó không phải là điều cần thiết vì thẻ không có xếp hạng A vẫn có thể hoạt động tốt.
- Tốc độ định mức: được tính bằng MBps và giúp người dùng chọn thẻ microSD nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, tốc độ dựa trên các bài kiểm tra của nhà sản xuất, vì vậy chúng có thể có hiệu suất khác trong đời thực.
- Tốc độ tương đối: về cơ bản sẽ dựa vào tốc độ truyền ban đầu của tốc độ ghi CD cũ, vốn là 150 KBps. Nếu thẻ microSD được mô tả là 100x, có nghĩa nó sẽ đạt tốc độ 100 x 150 KBps, tương ứng 15 MBps.
Dùng thẻ nhớ sai cho mục đích trong công việc
Khi mua thẻ nhớ microSD, điều quan trọng là phải chọn một thẻ phù hợp với mục đích sử dụng, có nghĩa mua thẻ lớn và nhanh không nhất thiết cần thẻ cao cấp nhất. Thẻ UHS-II U3 dung lượng cao thường có giá cao, tuy nhiên không phải ai cũng nhận được lợi ích mà nó mang lại.
Nếu mua thẻ microSD cho lưu trữ ứng dụng trên smartphone, hãy cân nhắc thẻ có xếp hạng hiệu suất ứng dụng, còn nếu quay video 4K trên điện thoại, hãy ưu tiên kích thước và tốc độ. Còn nếu để lưu trữ ảnh RAW vốn có dung lượng khoảng 50 MB cho mỗi tập tin, người dùng hãy chọn loại thẻ có tốc độ U1 hoặc U3.
Mua phải thẻ “nhái”
Việc mua phải thẻ microSD nhái là điều hoàn toàn có thể xảy ra, nhất là khi mua từ bên bán thiếu uy tín. Thẻ nhái thông báo dung lượng trên vỏ đựng nhưng thực tế lại chứa dung lượng ít hơn rất nhiều.
Một kỹ sư của SanDisk từng nói rằng có tới 1/3 số thẻ microSD của SanDisk bán trên thị trường là giả, và điều này có thể vẫn đang xảy ra. Để tránh mua phải thẻ nhái, người dùng cần mua từ các bên bán uy tín, tránh các nguồn nghi vấn và cần thực hiện các đánh giá từ người mua trước đó.