1. MCSA là gì?
MCSA là viết tắt của “Microsoft Certified Solutions Associate”. Đây là một chứng chỉ được hãng công nghệ Microsoft sử dụng để đánh giá và chứng nhận kỹ năng và kiến thức của các chuyên gia công nghệ thông tin. Chứng chỉ này được cấp cho các đối tượng đáp ứng các yêu cầu chính như: nắm vững các kiến thức cơ bản và nâng cao về hệ thống, internet và các ứng dụng Microsoft.
MCSA là gì?
2. Chứng chỉ MCSA là gì?
Chứng chỉ MCSA được Microsoft cấp cho những người có kiến thức và kinh nghiệm trong việc quản lý các sản phẩm hay dịch vụ của Microsoft; khả năng triển khai, quản trị, và bảo trì hệ thống mạng Microsoft. Chứng chỉ này được coi là bước đầu tiên trong việc trở thành chuyên gia công nghệ thông tin hoạt động trong môi trường công nghệ của Microsoft.
3. Chứng chỉ MCSA dành cho đối tượng nào
Chứng chỉ MCSA của Microsoft dành cho các đối tượng chính như:
- Sinh viên công nghệ thông tin, đang học chuyên ngành công nghệ thông tin.
- Giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, sư phạm.
- Nhân viên đang làm việc thiết kế, triển khai, quản trị hệ thống mạng sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của Microsoft.
- Nhân viên kinh doanh, người muốn tìm hiểu kiến thức về mạng.
- Nhân viên các doanh nghiệp cần triển khai hệ thống hạ tầng mạng.
4. Sự khác nhau của CCNA và MCSA là gì?
Trước tiên bạn cần nắm rõ khái niệm của hai loại chứng chỉ trên:
- CCNA: Cisco Certified Network Associate – Chứng chỉ của Cisco về các giải pháp mạng viễn thông. CCNA đề cập phần lớn tới hạ tầng và kỹ thuật mạng bao gồm: kiến thức địa chỉ IP (internet protocol),các giao thức mạng và phương thức được sử dụng để truyền tải gói tin trong mạng IP.
- MCSA: Microsoft Certified Systems Administrator – Chứng chỉ tập trung vào các sản phẩm và giải pháp dịch vụ của Microsoft. MCSA tập trung nhiều hơn về các kiến thức và kỹ năng quản trị hệ thống máy chủ Windows và triển khai các dịch vụ trên Windows.
Hình thức thi chứng chỉ
Đối với chứng chỉ CCNA bạn sẽ có hai lựa chọn:
- 1: Thi đỗ bài thi #200-125 gồm tất cả các chủ đề thuộc ICND1 và ICND2.
- 2: Thi đỗ bài thi #200-105 và 100-105 (ICND1 và ICND2).
Trong đó:
- ICND1: Kiến thức về các loại mạng, nguyên tắc cơ bản Switching, mạng truyền thông, công nghệ WAN, giao thức TCP/ IP, IP Addressing và Routing, quản lý môi trường mạng và cấu hình thiết bị iOS.
- ICND2: Kiến thức về định tuyến IP, mở rộng Switched Networks với VLAN, quản lý lưu lượng IP, thiết lập kết nối Frame Relay, thiết lập Point-to-Point.
Đối với chứng chỉ MCSA bạn sẽ có 4 kỳ thi cần vượt qua gồm #70–290; #70–291; #70–270 và một môn tự chọn. Trong đó:
- #70–290, #70–291: Kiến thức về quản lý và duy trì cơ sở hạ tầng mạng Microsoft Windows Server 2003.
- #70–270: Kiến thức về “Client Operating System” bao gồm: cài đặt, cấu hình và quản lý Microsoft Windows XP Professional.
- Môn tự chọn: Thí sinh sẽ lựa chọn các môn tự chọn như: ISA Server, Exchange Server và SQL Server.
5. Sự Thay Đổi Trong Hệ Thống Chứng Chỉ Microsoft
Bắt đầu từ tháng 01 năm 2021, các chứng chỉ MCSA (Microsoft Certified Solutions Associate) , MCDS ( Microsoft Certified Solutions Developer) và MCSE (Microsoft Certified Solutions Expert) của Microsoft sẽ chính thức bị thu hồi. Thay vào đó là các chứng chỉ mới dựa trên các giải pháp đám mây (Cloud) bởi tiềm năng phát triển của công nghệ này trong tương lai.
Các chứng chỉ MCSA dự kiến sẽ bị thu hồi ngày 30/06/2020:
- MCSA: BI Reporting
- MCSA: Dynamics 365 for Operations.
- MCSA: SQL 2016 BI Development.
- MCSA: SQL 2016 Database Admin.
- MCSA: SQL 2016 Database Dev.
- MCSA: SQL Server 2012/2014.
- MCSA: Universal Windows Platform.
- MCSA: Web Applications.
- MCSA: Windows Server 2012.
- MCSA: Windows Server 2016.
Từ năm 2021, các chứng chỉ MCSA, MCDS, MCSE sẽ chính thức bị thu hồi
Hệ Thống Chứng Chỉ Mới Của Microsoft
Các chứng chỉ của Microsoft được tổ chức thành ba cấp độ:
- Fundamental Certifications
- Associate Certifications
- Expert Certifications
Hệ thống chứng chỉ của Microsoft được chia làm ba cấp độ
6. Các loại chứng chỉ MCSA được cập nhật mới nhất!
Hiện tại, Microsoft đã chuyển đổi các chứng chỉ MCSA sang các chứng chỉ mới, bao gồm:
- Azure Administrator Associate: Đây là chứng chỉ dành cho những người quản trị hệ thống và ứng dụng trên nền tảng đám mây Microsoft Azure.
- Modern Desktop Administrator Associate: Đây là chứng chỉ dành cho những người quản lý, triển khai và bảo trì hệ thống máy tính chạy Windows 10 và Office 365.
- SQL Server Administrator Associate: Đây là chứng chỉ dành cho những người quản trị cơ sở dữ liệu trên nền tảng SQL Server của Microsoft.
- Chứng chỉ MCSA – Windows Server 2012: khả năng cài đặt, cấu hình, quản trị Windows Server 2012.
- Chứng chỉ MCSA – Windows Server 2016: Cài đặt và cấu hình Nano Server, kết nối mạng, lưu trữ cục bộ và trên máy chủ.
- Chứng chỉ MCSA – Microsoft Dynamics 365: Thực hiện, tùy chỉnh, cấu hình, sử dụng và bảo trì Microsoft Dynamics 365.
- Chứng chỉ MCSA – Microsoft Dynamics 365 for Operations: Quản trị cơ sở hạ tầng database Microsoft SQL.
- Chứng chỉ MCSA – SQL 2016 Database Administration: Cài đặt, bảo trì và cấu hình SQL, triển khai, nâng cấp các mô hình.
- Chứng chỉ MCSA – SQL Server 2012/2014: Quản trị cơ sở dữ liệu, truy vấn và triển khai kho dữ liệu Server 2012/ 2014.
- Chứng chỉ MCSA – Machine Learning: Kỹ năng vận hành học máy trong SQL, Big Data và R Server.
- Chứng chỉ MCSA – BI Reporting: Kỹ năng tạo và quản lý các giải pháp kinh doanh thông qua phân tích dữ liệu bằng Power BI.
- Chứng chỉ MCSA – Universal Windows Platform: Kỹ năng triển khai ứng dụng Universal Windows Platform.
- Chứng chỉ MCSA – Web Applications: Kỹ năng xây dựng, triển khai các ứng dụng web hiện đại.
7. [Full] Tổng hợp tài liệu giáo trình MCSA tiếng việt (chi tiết lý thuyết, thực hành LAB, nâng cao)
- MCSA Windows Server 2012 R2 Installation and Configuration Study Guide
- MCSA 2012 Lab – Windows Server 70-410 – Nhất nghệ
- Lab MCSA 2016 Tieng Viet – NewStar
- Tài liệu thực hành System Center 2012 R2 – ilabvn
- Triển Khai Hệ Thống Mạng Windows Server 2012
- Triển Khai Hệ Thống Mạng Windows Server 2012 Nâng Cao – 70-414
8. Tổng kết
Trên đây là bài tổng hợp thông tin chi tiết về chứng chỉ MCSA là gì. Hi vọng rằng bài viết đã cung cấp đầy đủ các kiến thức cần thiết để hỗ trợ bạn đọc hiểu rõ về MCSA và vai trò của chứng chỉ này trước khi tiến sâu vào ngành công nghệ thông tin.