Các smartphone hiện đại ngày nay có thể chống lại nước thông thường khi ngâm ở độ sâu nhất định trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, điều đó sẽ không thể xảy ra với nước biển, vì nước biển có độ “bào mòn” nguy hiểm hơn nhiều.
Trong trường hợp tìm lại được điện thoại dưới biển, người dùng nên nhanh chóng thực hiện các biện pháp sau để “cứu” thiết bị của mình.
Tắt và lau khô điện thoại nhanh nhất có thể
Nếu đã tìm thấy điện thoại và nước chưa vào trong, hãy tắt nguồn hoàn toàn. Dùng khăn sạch để lau khô nó càng nhiều càng tốt. Nếu có thể hãy tháo khay thẻ SIM, khay thẻ nhớ và pin nếu nó không được gắn vào điện thoại.
Nếu smartphone đã có ốp lưng chống thấm nước hoặc có khả năng chống nước, hãy tắt điện thoại và rửa sạch nó với nước sạch. Lau khô bằng khăn, sau đó để vài giờ cho khô trước khi thử sử dụng lại. Nếu tất cả đều hoạt động tốt, đó là điều may mắn.
Trong trường hợp điện thoại không chống thấm nước, hãy chạy đua với thời gian bằng cách tháo rời điện thoại và làm sạch nó trước khi sự ăn mòn làm hỏng vĩnh viễn các mạch bên trong. Sau khi điện thoại đã mở, hãy rửa kỹ bên trong bằng nước cất, nhẹ nhàng loại bỏ mọi vết ăn mòn bằng bàn chải mềm, sau đó để điện thoại ngâm trong bồn nước cồn 90% trong một giờ, cọ rửa xung quanh một chút để loại bỏ bất kỳ nước bị mắc kẹt.
Sau đó, để khô tất cả các bộ phận trong ít nhất 24 giờ, rồi lắp ráp lại và xem thiết bị có hoạt động hay không. Nếu nó hoạt động, tốt nhất hãy sao lưu thiết bị để tránh trường hợp điện thoại bị sự cố mới.
Mang máy đến cửa hàng sửa chữa
Nếu các bước “sơ cứu” nói trên chưa hiệu quả, tốt nhất là mang máy đến cửa hàng sửa chữa điện thoại đủ điều kiện càng sớm càng tốt.
Về cơ bản, nếu muốn cứu điện thoại, máy cần được tháo rời ngay lập tức và làm sạch sâu từ trong ra ngoài.
Phòng hơn chống
Trong trường hợp này, các biện pháp phòng ngừa có thể giúp smartphone của bạn an toàn hơn khi đi chơi biển, là nên đặt máy vào trong túi chống thấm nước khi sắp tiếp xúc với nước biển. Những túi này cho phép người dùng có thể chụp ảnh khi đùa vui bên nước biển.