CPU dùng ánh sáng để truyền dữ liệu nhanh hơn 10 đến 50 lần

Đại học Colorado, Viện MIT và Đại học California cho biết họ đã tạo được một vi xử lý đầy đủ có khả năng truyền tải dữ liệu với những con chip / linh kiện khác bằng ánh sáng thay vì dùng điện như bình thường. Công nghệ này không hẳn là dùng ánh sáng hoàn toàn mà vẫn có một chút điện, tuy nhiên tốc độ 850 “thành phần ánh sáng ra vào (I/O)” đã mang lại cho CPU này băng thông lên đến 300Gbps, cao hơn gấp 10 đến 50 lần so với những chip mà chúng ta đang sử dụng ngày nay. Điểm hay nữa đó là các nhà khoa học đã tìm được cách tái sử dụng ngay quy trình sản xuất chip hiện tại để tạo ra con chip quang nói trên. Điều đó cho phép tăng sản lượng lên cao một cách nhanh chóng và giảm giá thành sản phẩm.

Hiện kích thước của chip xử lý này khá nhỏ, chỉ vào khoảng 3mm x 6mm, có 2 nhân và bộ nhớ register 1MB và cũng chưa thật sự mạnh mẽ. Tuy nhiên, nó là bằng chứng cho thấy rằng người ta vẫn có thể tăng hiệu năng của chip lên mà không cần đến những thứ gì đó quá cao siêu hay phải chờ đợi vào tương lai xa xôi. Việc sử dụng ánh sáng cũng giúp chip hoạt động tiết kiệm hơn với chỉ 1,3 picojoule cần dùng để truyền 1 bit dữ liệu đi xa 10m và quay trở lại. Tức là nếu di chuyển 1TB dữ liệu thì cũng chỉ tốn có 1,3W mà thôi.

Hình ảnh của vi xử lý, chúng bao gồm các mạng quang học (trái), bộ nhớ (phía trên) và 2 nhân (phải)
Đây là bộ truyền tín hiệu quang và điện, tất cả đều được sản xuất bằng cùng quy trình làm ra các mạch điện dùng trong CPU ngày nay
Đây là bộ truyền tín hiệu quang và điện, tất cả đều được sản xuất bằng cùng quy trình làm ra các mạch điện dùng trong CPU ngày nay
Thêm một tấm ảnh nữa chụp con chip dưới kính hiển vi​
Chia sẻ cho bạn bè cùng đọc