Nhiều người vẫn nghĩ nhấn F5 “Refresh” để làm máy tính nhanh hơn?

Refresh hay phím tắt F5 là một câu lệnh “làm mới” trên hệ điều hành Windows hay có thể hiểu rằng đây là một dòng lệnh mà có khả năng giúp cho máy tính của bạn giải phóng đi những bộ nhớ, cookie còn tồn đọng trước đó trên máy tính.

Mỗi khi có cảm giác máy tính chạy chậm, hầu hết người dùng Windows thường có thói quen Refresh giao diện, với phím tắt là F5 với mong muốn thiết bị chạy nhanh hơn. Nhưng liệu hành động này thực sự có tác dụng hay chỉ là vô nghĩa và bị hiểu lầm từ lâu?

Cùng tìm hiểu xem nút Refresh là gì, từ đâu mà ra để có câu trả lời cho câu hỏi trên nhé.

Nút Refresh là một menu mặc định, khi nhấn chuột phải nó sẽ hiện lên ở giao diện chung của máy tính. Nút refresh đã tồn tại qua rất nhiều thế hệ và phiên bản của Windows và tới hiện tại ở Windows 10 nó vẫn ở nguyên vị trí của nó.

nhấn refresh có làm nhanh máy tính
Phím F5 trên máy tính
nhấn refresh có làm nhanh máy tính
Chức năng Refresh trên vẫn còn trên Windows 11

Mỗi khi cảm tưởng máy tính chạy chậm, hầu hết người dùng sẽ có thói quen nhấn chọn chuột phải rồi Refresh “nháy nháy” vài phát. Cho tới giờ cũng không ai nhớ rõ là từ khi nào thì người dùng có thói quen này.

Thực tế, nút Refresh được thiết kế để sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Làm mới nội dung hiển thị. Điều này thể hiện rõ nhất trong trường hợp khi vừa có sự thay đổi về nội dung tệp tin, thư mục nhưng máy tính chưa cập nhật và hiển thị.
  • Sắp xếp lại biểu tượng các phần mềm ở giao diện máy tính.
  • Biểu tượng giao diện bị lỗi, không thực hiện đúng chức năng hoặc không hiển thị.

Chắc chắn nhiều người dùng chưa bao giờ nhấn nút Refresh thực hiện những mục đích trên. Giờ thì chúng ta đã biết được rằng F5 máy tính chưa bao giờ được làm để máy tính chạy nhanh hơn hay giải quyết tình trạng lag/giật máy. Quan niệm từ trước tới giờ về F5 là sai.

nhấn refresh có làm nhanh máy tính
Vị trí F5 “Refresh” trên bàn phím

Nhưng một điều khá kỳ lạ là người dùng không bao giờ Refresh một lần, dù họ đã chắc không còn vấn đề gì xảy ra với máy tính thì vẫn luôn thực hiện thao tác đó liên tục vài lần rồi mới dừng lại. Nguyên nhân không chỉ là do hiểu lầm thao tác đó giúp máy tính chạy nhanh, càng làm nhiều thì tốc độ càng được cải thiện mà còn liên quan tới một hành vi tâm lý ở não bộ con người. Cụ thể là chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) khiến chúng ta luôn bị ám ảnh, lo lắng về một thứ gì đó và phải thực hiện hành động ép buộc nào đó liên tục để giảm bớt căng thẳng.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác nữa là do người dùng bắt chước thói quen của những người làm việc về công nghệ khi mà những người này cũng vô tình có thói quen Refresh nhiều lần.

Tóm lại, dù nhấn nút Refresh bao nhiều lần thì nó cũng không giúp máy tính chạy chậm của bạn chạy nhanh hơn đâu.

Chia sẻ cho bạn bè cùng đọc